Lưới mây mắt cáo đôi khi là cái tên rất quen thuộc đối với những người yêu thích lối nội thất Vintage. Với độ bền cao, dẻo dai mà các sản phẩm từ tre trúc trúc không thể sánh được. Lưới mây mắt cáo ngày càng được ưu ái và sử dụng rộng rãi hơn bao giờ hết. Nhưng không phải ai cũng hiểu được quy trình sản xuất lưới mây mắt cáo như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Các loại song mây được làm nguyên liệu trong đan lát lưới mây mắt cáo
Song mây nếp: mây nếp có thân bóng đẹp, khá nhẹ, dễ uốn dẻo và kết hợp với các vật liệu khác. Nó thường được sử dụng để đan lát rổ rá, làm bàn ghế và làm nguyên liệu để sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang các nước khác.
Song mây tẻ: Ở các tỉnh Thái Bình loại mây này là phổ biến nhất. Lá nhỏ và nhạt màu hơn mây nếp. Sợi mây có màu vàng mỡ và có đặc tính dẻo hơn loại mây nếp.
Song mây gai: Loại mây ngày có lớp gai bên ngoài rất nhọn và sắc. Sau quá trình thu hoạch và xử lý ban đầu nguyên liệu mây gai cũng cho giá trị kinh tế rất cao với nhiều ứng dụng phổ biến trong đời sống cũng như xuất khẩu.
Song mây rừng: khi trưởng thành gai mây có màu đen, lá sẽ khô và rụng dần. Thân cây mây chuyển từ màu vàng nhạt sang màu xanh đậm. Khi cây đã ra hoa và kết trái thì bà con có thể thu hoạch để đan lát đồ thủ công mỹ nghệ, phục vụ sinh hoạt và xuất khẩu.
Quy trình sản xuất lưới mây mắt cáo như thế nào?
Với bàn tay nghệ thuật của các nghệ nhân, những tấm lưới mây mắt cáo ra đời mà không thông qua bất kỳ máy móc nào. Được làm hoàn toàn bằng thủ công bởi những người thợ lành nghề lâu năm.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu sợi mây
Đây là bước đầu tiên để làm ra thành phẩm, cũng là bước quan trọng trong việc sản xuất các đồ thủ công bằng mây tre.
Những người thợ sẽ cân nhắc lựa ra các sợi mây đẹp nhất, đạt đủ mọi tiêu chuẩn để tiến hành các khâu ban đầu phơi sấy, uốn, chà tạo ra các sợi mây theo từng kích thước khác nhau.
Bước 2: Làm thẳng song mây
Khi cắt song mây xuống sẽ có một độ cong nhất định, nếu để nguyên thân mây như vậy sẽ rất khó khăn trong việc đan vật liệu. Chính vì vậy cần sử dụng đòn bẩy hoặc máy chuyên dụng để nắm thẳng song mây cho thẳng theo ý muốn.
Bước 3: Hấp và tước sợi song mây
Tại sao lại cần phải hấp mây? Bởi vì khi hấp sông mây sẽ nở ra và dẻo dai hơn, thuận lợi trong việc tước ra từng sợi.
Bước 4: Buộc và đan mành lưới mây
Sau quá trình hấp sợi mây đạt độ dẻo theo tiêu chuẩn thì mỗi người thợ sẽ chịu trách nhiệm đan thủ công theo các vị trí và kiểu dáng khác nhau. Nhưng phổ biến vẫn là lưới mây mắt cáo.
Bước 5: Hoàn thiện lưới mây
Các mành mây sau khi được đan thành công sẽ được chà nhám và xử lý bề mặt để phủ lớp sơn bảo vệ hoàn thiện hơn.
Trên đây là quy trình sản xuất lưới mây mắt cáo trong thực tế được Mây Tre Phương Nam chia sẻ. Hy vọng mang đến cho quý khách cái nhìn tổng quan và thiết thực hơn về các sản phẩm được làm ra từ song mây. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm thì liên hệ ngay đến chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí mọi lúc mọi nơi.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tới:
MÂY TRE PHƯƠNG NAM
Cơ sở 1: 78 Võ Chí Công, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
Cơ sở 2: 278 Nguyễn Tri Phương, phường Thạc Gián, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.626.687– Hotline: 0905.705.929
Email: [email protected]
Website: maytrephuongnam.com
Bình luận về Tìm hiểu quy trình sản xuất lưới mây mắt cáo trong thực tế